Về mặt chính tả, năm chữ nguyên âm trong tiếng Tây-ban-nha là
A, E, I, O, U chia thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là A, O, U, còn nhóm
thứ hai là E, I. Một số chữ phụ âm
khi kết hợp với các nguyên âm trong nhóm thứ nhất biểu hiện một cách phát âm,
còn nếu kết hợp với các nguyên âm trong nhóm thứ hai thì lại biểu hiện một cách
phát âm khác. Từ hiện tượng này, có khi cùng một cách phát âm mà chúng ta thấy có
hai dạng chính tả khác nhau. Những trường hợp như vậy sẽ được trình bày dưới
đây.
Thursday, September 24, 2015
CHÍNH TẢ VÀ HIỆN TƯỢNG BIẾN ÂM TRONG MỘT SỐ PHƯƠNG NGỮ TÂY-BAN-NHA
Trên nguyên tắc,
chuyện phát âm và chính tả không phải là chuyện cái vòng lẩn quẩn như quả trứng
và con gà, cái nào có trước. Âm thanh trong một ngôn ngữ (một hiện tượng tự
nhiên) phải có trước chính tả, vốn là một phát minh sau này của con người. Thế
nhưng chúng ta cũng phải công nhận một hiện tượng tự nhiên khác: Đó là khi một
ngôn ngữ lan truyền từ nơi này sang nơi khác, nhiều cách phát âm bị thay đổi,
trong khi chính tả của thứ tiếng đó vẫn không đổi thay. Như vậy trong những trường
hợp này, có vẻ như phát âm đã đi trước chính tả một bước rồi, phải không các bạn?
Chẳng riêng gì trong tiếng Tây-ban-nha mà trong mọi thứ tiếng trên thế giới, mối
liên quan giữa phát âm và chính tả vẫn luôn có những vấn đề như thế.
Subscribe to:
Posts (Atom)