Monday, June 22, 2015

NGUYÊN ÂM & KẾT CẤU






NGUYÊN ÂM (VOCALES)
           
Tiếng Tây-ban-nha có năm nguyên âm a, e, i, o, u. Trong đó, a, i u đọc y như trong tiếng Việt. Còn e  đọc như [ê] và o đọc như [ô] trong tiếng Việt trong các vần “mở” (sílabas abiertas - vần không có phụ âm ở sau): me, te, le, que, bebe,  de, se, v.v. no, lo, coco, foto, v.v. — e đọc y như [e] trong tiếng Việt trong các vần “khép” (sílabas cerradas - vần có phụ âm ở sau): mes, ser, den, del, vez, v.v. Trường hợp của o trong vần khép thì có hơi rắc rối một chút: o đọc như [ô] trong những vần khép như con, sol, dos, reloj, arroz, v.v. trừ khi vần khép đó chấm dứt bằng âm [r] thì lại đọc như [o]: sorpresa, por, amor, rencor, norte, v.v.
            Chữ cái y được tính là nguyên âm khi nó đứng một mình (y ‘và’) hay ở đầu chữ có phụ âm theo sau (thường là tên riêng): Ybarra, Ysidro, v.v.
            Trong năm nguyên âm, a, o, e được kể là ‘nguyên âm mạnh’ (vocales fuertes) vì khi phát âm các nguyên âm này, miệng chúng ta mở ra tương đối rộng nên âm phát ra tương đối mạnh. Ngược lại, i u được coi là ‘nguyên âm yếu’ (vocales débiles) vì miệng chúng ta mở ra ít hơn khi phát âm, thành thử hai âm này phát ra yếu hơn ba âm kia. Phân biệt nguyên âm mạnh và nguyên âm yếu rất quan trọng đối với cách nhận diện nhị trùng âm và tam trùng âm trong các phần kế tiếp.

BÁN NGUYÊN ÂM (SEMIVOCALES)

            Bán nguyên âm còn được gọi là ‘âm lướt’ (deslizadas) vì nó chính là một nguyên âm đọc lướt nhanh, nghe chỉ còn một nửa. Tiếng Tây-ban-nha có hai bán nguyên âm, một là nửa của nguyên âm [i] và hai là nửa của nguyên âm [u]. Bán nguyên âm của [u] (đọc như [w] trong tiếng Anh) lúc nào cũng viết là u: cuaderno, huelga, huir, cuota, v.v., còn bán nguyên âm của [i] (đọc như âm [d] trong tiếng miền Nam) thì rắc rối hơn, chia ra thành năm trường hợp: (1) Khi đứng đầu chữ thì viết là y: yarda, yerno, yo, yugo. v.v. (2) Khi đứng sau phụ âm và trước nguyên âm thì viết là i: diario, pie, viuda, v.v. (3) Khi đứng giữa hai nguyên âm thì viết là y: huyendo, construyendo, leyendo, hoyo, v.v. (4) Khi sau nguyên âm và trước phụ âm thì viết là i: afeitar, oigo, arcaico, v.v. và (5) Khi đứng cuối chữ thì viết là y: hoy, soy, doy, muy, ley, v.v.

NHỊ TRÙNG ÂM (DIPTONGOS)

            Nhị trùng âm là sự kết hợp giữa một nguyên âm và một bán nguyên âm hay ngược lại, tạo thành một vần (sílaba). Có ba kết cấu nhị trùng âm như sau:

[1] (Nguyên âm mạnh + Nguyên âm yếu) = NGUYÊN ÂM + BÁN NGUYÊN ÂM

Theo luật ngữ âm, khi một nguyên mạnh kết hợp với một nguyên âm yếu,nguyên âm mạnh vẫn là nguyên âm, còn nguyên âm yếu sẽ trở thành bán nguyên âm.

AI/AY (Đọc như [ai] trong tiếng Việt): aislar, paisano, faisán, hay
AU (Đọc như [ao] trong tiếng Việt): precaución, Laura, pauta
EI/EY (Đọc như [ây] trong tiếng Việt: seis, peine, rey, ley
EU (Đọc như [êu] trong tiếng Việt): deuda, Europa, neutro
OI/OY (Đọc như [oi] trong tiếng Việt): sois, oigo, hoy, doy
OU (Đọc như [âu] trong tiếng Việt): bou

[2] (Nguyên âm yếu + Nguyên âm mạnh) = BÁN NGUYÊN ÂM + NGUYÊN ÂM

IA/YA (Đọc như [da] trong tiếng miền Nam): confiar, diario, ya, yarda
IE/YE (Đọc như [dê/de] trong tiếng miền Nam): pie, siete, hierba, yegua
IO/YO (Đọc như [dô] trong tiếng miền Nam): nacional, visn, yo, poyo
UA (Đọc như [ua] trong chữ qua của tiếng Việt): cuaderno, suave, usual, cual
UE (Đọc như [ue] trong chữ que hay [uê] trong chữ quê của tiếng Việt): suerte, hueso, luego
UO (Đọc như [uô] trong chữ luôn của tiếng Việt): mutuo, cuota, presuntuoso

[3] Nguyên âm yếu + Nguyên âm yếu = BÁN NGUYÊN ÂM + NGUYÊN ÂM

            Khi hai nguyên âm yếu đi với nhau (iu hay u i) thì nguyên âm thứ hai sẽ là nguyên âm chính, còn nguyên âm thứ nhất trở thành bán nguyên âm.

UI/UY (Đọc như [ui] trong chữ qui của tiếng Việt): cuidado, fuiste, muy
IU/YU (Đọc như [du] trong tiếng miền Nam): ciudad, viuda, yunque, yugo

ÂM GIÁN ĐOẠN (HIATOS)

            Các bạn có thể thắc mắc: Thế có khi nào hai nguyên âm đứng cạnh nhau mà không tạo thành nhị trùng âm không? Câu trả lời là có! Hiện tượng này trong tiếng Tây-ban-nha được gọi là “hiato”, tạm dịch là “âm gián đoạn”. Mỗi nguyên âm được phát âm riêng rẽ. Chúng ta hãy cùng xem các trường hợp sau:

[1] Nguyên âm mạnh // Nguyên âm mạnh: Trên nguyên tắc, hai nguyên âm mạnh không tạo thành một nhị trùng âm (tuy rằng trong thực tế, khi nói quá nhanh, người ta vẫn có thể làm được chuyện này!): caos, oasis, área, teatro, núcleo, v.v.

[2] Nguyên âm mạnh // Nguyên âm yếu: Trong trường hợp này, chữ biểu hiện nguyên âm yếu trong chính tả sẽ mang dấu sắc để cho biết là nó đứng riêng chứ không tạo thành nhị trùng âm với nguyên âm mạnh: r, atd, mz, ldo, v.v.

[3] Nguyên âm yếu // Nguyên âm mạnh: Cũng như trường hợp trên, chữ biểu hiện nguyên âm yếu sẽ mang dấu sắc: día, tío, búho (chữ h kể như không có), geografía, v.v.

[4] Nguyên âm yếu // Nguyên âm yếu: Trong trường hợp này, chữ biểu hiện nguyên âm yếu đứng sau sẽ mang dấu sắc: veintn, hs, incls, v.v.

TAM TRÙNG ÂM (TRIPTONGOS)

            Khi ba nguyên âm hợp lại, thường thường âm chính giữa (nguyên âm mạnh) giữ nguyên là nguyên âm, còn hai âm hai bên (nguyên âm yếu) trở thành bán nguyên âm, tạo thành một ‘tam trùng âm’. Tam trùng âm trong tiếng Tây-ban-nha không nhiều lắm, có thể kể ra như dưới đây:

IAI (Đọc như [dai] trong tiếng miền Nam): enviáis, estudiáis, apreciáis, v.v.
IEI (Đọc như [dây] trong tiếng miền Nam): enviéis, estudiéis, apreciéis, v.v.
UAI/UAY (Đọc như [uai] trong chữ quai của tiếng Việt): averiguáis, Paraguay, situáis, v.v.
UEI/UEI (Đọc như [uây] trong chữ quây của tiếng Việt): averigüéis, buey, situéis, v.v.
UAU (Đọc như [uau] trong chữ quạu của tiếng Việt): guau

            Hiểu hết những điều trên đây về nguyên âm cùng các biến dạng và kết cấu của chúng thì các bạn cũng đã biết nhiều về âm của tiếng Tây-ban-nha rồi đó! :=)

Trần C. Trí




No comments:

Post a Comment