Tiếng Tây-ban-nha không có nhiều dấu như tiếng Việt. Ngoài dấu [~] lúc nào cũng đi theo chữ ñ và dấu [..] nằm trên chữ ü (khi cần đọc âm [w] sau âm [g], ví dụ, cigüeña), còn lại một dấu duy nhất là dấu sắc như trong chính tả tiếng Việt (gọi là el acento escrito hay la tilde trong tiếng Tây-ban-nha). Kể như trong phần lớn các trường hợp chúng ta chỉ cần quan tâm đến một dấu mà thôi. Tuy nhiên, chỉ với cách dùng của một dấu đó thôi mà chúng ta cũng đủ nhức đầu rồi, phải không các bạn? Nếu chỉ cần dùng tiếng Tây-ban-nha để tiếp xúc thì không kể, còn nếu bạn là sinh viên hay nhân viên văn phòng có nhu cầu viết tiếng Tây-ban-nha, việc sử dụng dấu rất cần thiết. Ngay cả lúc đọc, dấu sắc cũng giúp chúng ta phân biệt ý nghĩa khác nhau của rất nhiều từ ngữ.
Saturday, October 3, 2015
CÁCH SỬ DỤNG DẤU SẮC KHI VIẾT TIẾNG TÂY-BAN-NHA
Tiếng Tây-ban-nha không có nhiều dấu như tiếng Việt. Ngoài dấu [~] lúc nào cũng đi theo chữ ñ và dấu [..] nằm trên chữ ü (khi cần đọc âm [w] sau âm [g], ví dụ, cigüeña), còn lại một dấu duy nhất là dấu sắc như trong chính tả tiếng Việt (gọi là el acento escrito hay la tilde trong tiếng Tây-ban-nha). Kể như trong phần lớn các trường hợp chúng ta chỉ cần quan tâm đến một dấu mà thôi. Tuy nhiên, chỉ với cách dùng của một dấu đó thôi mà chúng ta cũng đủ nhức đầu rồi, phải không các bạn? Nếu chỉ cần dùng tiếng Tây-ban-nha để tiếp xúc thì không kể, còn nếu bạn là sinh viên hay nhân viên văn phòng có nhu cầu viết tiếng Tây-ban-nha, việc sử dụng dấu rất cần thiết. Ngay cả lúc đọc, dấu sắc cũng giúp chúng ta phân biệt ý nghĩa khác nhau của rất nhiều từ ngữ.
Thursday, September 24, 2015
MỘT VÀI ĐIỂM CHÍNH TẢ CẦN LƯU Ý TRONG TIẾNG TÂY-BAN-NHA
Về mặt chính tả, năm chữ nguyên âm trong tiếng Tây-ban-nha là
A, E, I, O, U chia thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là A, O, U, còn nhóm
thứ hai là E, I. Một số chữ phụ âm
khi kết hợp với các nguyên âm trong nhóm thứ nhất biểu hiện một cách phát âm,
còn nếu kết hợp với các nguyên âm trong nhóm thứ hai thì lại biểu hiện một cách
phát âm khác. Từ hiện tượng này, có khi cùng một cách phát âm mà chúng ta thấy có
hai dạng chính tả khác nhau. Những trường hợp như vậy sẽ được trình bày dưới
đây.
CHÍNH TẢ VÀ HIỆN TƯỢNG BIẾN ÂM TRONG MỘT SỐ PHƯƠNG NGỮ TÂY-BAN-NHA
Trên nguyên tắc,
chuyện phát âm và chính tả không phải là chuyện cái vòng lẩn quẩn như quả trứng
và con gà, cái nào có trước. Âm thanh trong một ngôn ngữ (một hiện tượng tự
nhiên) phải có trước chính tả, vốn là một phát minh sau này của con người. Thế
nhưng chúng ta cũng phải công nhận một hiện tượng tự nhiên khác: Đó là khi một
ngôn ngữ lan truyền từ nơi này sang nơi khác, nhiều cách phát âm bị thay đổi,
trong khi chính tả của thứ tiếng đó vẫn không đổi thay. Như vậy trong những trường
hợp này, có vẻ như phát âm đã đi trước chính tả một bước rồi, phải không các bạn?
Chẳng riêng gì trong tiếng Tây-ban-nha mà trong mọi thứ tiếng trên thế giới, mối
liên quan giữa phát âm và chính tả vẫn luôn có những vấn đề như thế.
Wednesday, July 22, 2015
NHỮNG KHUYNH HƯỚNG DÙNG ĐẠI DANH TỪ NHÂN XƯNG CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGỮ TRONG TIẾNG TÂY-BAN-NHA
Các bạn có dịp tiếp xúc với những người
nói tiếng Tây-Ban-Nha từ nhiều nước khác nhau, hay từng du học ở những nước đó,
chắc đã quan sát được cách họ dùng đại danh từ nhân xưng (pronombres personales) khác nhau, khác với những gì chúng ta học một
cách chính thống trong sách vở ở học đường. Khuynh hướng dùng đại danh từ khác
nhau, nghe có vẻ dài dòng trong tiếng Việt, thật ra rất ngắn gọn trong tiếng
Tây-ban-nha: El pronombrismo. Định nghĩa chính xác về khái niệm này là Khuynh hướng dùng những dạng khác nhau của đại
danh từ làm túc từ ở ngôi thứ ba số ít và số nhiều trong những địa phương ngữ
Tây-Ban-Nha.
Monday, June 22, 2015
NGUYÊN ÂM & KẾT CẤU
NGUYÊN ÂM (VOCALES)
Tiếng
Tây-ban-nha có năm nguyên âm a, e, i, o,
u. Trong đó, a, i và u đọc y như trong tiếng Việt. Còn e đọc như [ê] và o đọc như [ô] trong tiếng Việt trong các vần “mở” (sílabas abiertas - vần không có phụ âm ở
sau): me, te, le, que, bebe, de, se,
v.v. no,
lo, coco, foto, v.v. — e đọc
y như [e] trong tiếng Việt trong các vần “khép” (sílabas cerradas - vần có phụ âm ở sau): mes, ser, den, del, vez, v.v.
Trường hợp của o trong vần khép thì
có hơi rắc rối một chút: o đọc như
[ô] trong những vần khép như con, sol, dos, reloj, arroz, v.v. trừ
khi vần khép đó chấm dứt bằng âm [r] thì lại đọc như [o]: sorpresa, por, amor, rencor,
norte, v.v.
Saturday, May 2, 2015
LAS PALABRAS "QUÉ" Y "QUE"
Các bạn đang học tiếng
Tây-ban-nha hẳn biết sự quan trọng của dấu sắc dùng với các từ ngữ. Dấu sắc này
có thể giúp phân biệt được cách phát âm (vần mang dấu sắc được đọc nhấn mạnh,
ví dụ continúo ‘tôi đang tiếp tục’ và continuó “anh ấy đã tiếp
tục”), ý nghĩa (sí “vâng, dạ” và si “nếu”) hay từ loại (dónde
là trạng từ nghi vấn—adverbio
interrogativo, còn donde là trạng từ liên hệ—adverbio relativo). Hai trong những chữ
đầu tiên mà chúng ta học từ những ngày mới làm quen với tiếng Tây-ban-nha là qué và
que.
Trước hết, chữ qué mang dấu sắc nên luôn luôn đọc nhấn mạnh hơn là chữ que,
không có dấu. Nói là hai chứ thực ra nhiều hơn thế nữa. Xin mời các bạn cùng
xem qua những loại qué và que sau đây.
Wednesday, April 29, 2015
PHÂN BIỆT TÚC TỪ TRỰC TIẾP VÀ TÚC TỪ GIÁN TIẾP
Để trả lời câu hỏi của bạn Ducloi Nguyen: “Em
muốn hỏi đến phần tân ngữ trực tiếp và gián tiếp (complemento directo e
indirecto) cách phân biệt cái nào là CD và CI trong một
câu ạ”.
Một số động
từ trong tiếng Tây-ban-nha có thể đòi hỏi cả hai loại túc từ: Túc từ trực tiếp (complemento directo)
và túc từ gián tiếp (complemento
indirecto). Những động từ này có tên văn phạm là verbos ditransitivos, hay trong tiếng Việt có thể tạm gọi là động từ có hai túc từ. Muốn phân biệt
hai loại túc từ này, trước hết chúng ta cần nhớ rằng các túc từ có thể ở dạng danh từ (sustantivos) hay đại danh từ (pronombres).
Sunday, April 12, 2015
ĐẠI DANH TỪ "SE"
Một trong những đại danh từ thường
dùng nhất trong tiếng Tây-ban-nha chính là đại danh từ SE. Nếu có
ai hỏi các bạn SE là loại đại danh từ gì thì các bạn chớ có vội
trả lời nhé, vì các nhà văn phạm có thể phân loại chi tiết đến 11 loại SE
khác nhau đấy! Dưới đây là các loại SE cùng những ví dụ kèm theo.
¿POR o PARA?
Viết theo yêu cầu của bạn Ducloi
Nguyen
Trong các giới từ của tiếng Tây-ban-nha, POR và PARA là có vẻ rắc rối nhất. Cách dùng của hai chữ này
thật là thiên hình vạn trạng. Bài dưới đây chỉ có thể cố gắng trình
bày những trường hợp chính, thông thường và quan trọng nhất.
Friday, January 23, 2015
VERBOS DE ZAPATO - ĐỘNG TỪ "GIÀY"
Động từ tiếng Tây-ban-nha có một nhóm được gọi tên nôm na
là “động từ giày” (‘verbos de zapato’)
để chỉ những động từ thay đổi ngữ căn (hay ‘gốc’, tiếng Tây-ban-nha là ‘raíz’) trong một số dạng. Ví dụ như động
từ pensar
(‘suy nghĩ’) khi chia với ngôi thứ nhất số ít ở thì hiện tại chỉ định
cách sẽ trở thành yo pienso. Để ý, chúng ta sẽ thấy nguyên âm E trong gốc của động từ nguyên mẫu đã
trở thành nhị trùng âm IE trong dạng
chia ở trên. Để tìm hiểu về loại động từ này, chúng ta sẽ dùng kiểu Hỏi-Đáp cho
dễ nhớ như sau:
Subscribe to:
Posts (Atom)